Ông A qua lại cùng lúc với bà B và bà C thì công nhận hôn nhân thực tế với người nào?

Thứ ba - 22/10/2024 04:32
(Luật Pháp Lý)) -  Trước 3/1/1987, ông A quen và chung sống với bà B, nhưng sau đó lại tổ chức đám cưới và có con với bà C. Những năm sau đó, phần lớn thời gian ông A sống với bà B nhưng vẫn thỉnh thoảng qua lại thăm nom bà C và các con. Vậy công nhận hôn nhân thực tế của ông A với bà B hay với bà C?

Năm 1980, ông A đi làm ăn xa và chung sống như vợ chồng với bà B. Năm 1983, ông A về quê, theo lời khuyên của gia đình, ông A làm đám cưới với bà C (nhưng không đăng ký kết hôn). Sau đó ông A quay trở lại thành phố, tiếp tục chung sống với bà B

Trong quá trình sinh sống có một số lần ông A và bà C có hai người con chung. Còn bà B cũng 2 lần mang thai nhưng đã bị sảy thai nên ông A và bà B không có với nhau người con chung nào.

Sau này, ông A mang bà C lên thành phố sống ở một ngôi nhà khác nhưng vẫn thỉnh thoảng qua lại thăm nom. Bà B và bà C cũng có mối quan hệ tốt đẹp với nhau.
 

002(2) (1)

Ảnh minh họa.

Trong trường hợp này, ông A được công nhận hôn nhân thực tế với bà B hay bà C?

Quan điểm 1: Công nhận hôn nhân thực tế với bà B hoặc bà C

Do phần lớn thời gian ông A chung sống với bà B chứ không phải với bà C, bên cạnh đó, ông A chung sống như vợ chồng với bà B trước, do đó cần công nhận ông A và bà B là hôn nhân thực tế.

Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải một số ý kiến phản đối. Bởi theo quy định tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT TANDTC - VKSNDTC - BTP ngày 03/01/2001 thì: “Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.”

Đối chiếu quy định này thì rõ ràng bà C, mặc dù là “người đến sau” nhưng lại có nhiều cơ sở để công nhận hôn nhân thực tế hơn. Bởi bà C và ông A đã làm đám cưới với nhau, có sự chứng kiến và đồng ý của cha mẹ, họ hàng, bà con lối xóm. Bên cạnh đó, bà C và ông A còn có với nhau hai người con chung.

Quan điểm 2: Công nhận quan hệ hôn nhân thực tế với cả hai người.

Quan điểm này nhận định theo quy định nói trên thì bà B và bà C đều đủ điều kiện để công nhận hôn nhân thực tế với ông A, do đó cần công nhận hôn nhân thực tế với cả hai người. Trên thực tế, trong một số vụ án về chia di sản thừa kế, người mất chung sống như vợ chồng với cả hai bà từ trước 1987, chưa đăng ký kết hôn nhưng Toà án vẫn xác định cả hai người đều là vợ và được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc công nhận hôn nhân thực tế với cả 2 người sẽ vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà nhà nước ta quy định. 

Việc công nhận hôn nhân thực tế với bà B, bà C hay với cả hai bà là điều mà tác giả còn nhiều băn khoăn, vướng mắc, kính mong quý độc giả đóng góp ý kiến và giải đáp. 

 

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử vụ án dân sự phúc thẩm chia di sản thừa kế - Ả

Tác giả bài viết: NGUYỄN NGỌC LINH TRANG (Công ty Luật TNHH MTV Lê Phương Nam)

Nguồn tin: Theo Tạp chí Toà án nhân dân điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây