Tội phạm mạng là gì? Hiện nay có các loại tội phạm mạng nào?

Thứ năm - 22/08/2024 03:51
(Luật Pháp Lý)- Cho tôi hỏi tội phạm mạng là gì? Hiện nay có các loại tội phạm mạng nào và các biện pháp nào nhằm bảo vệ an ninh mạng theo quy định? Câu hỏi từ anh Độ (TP. Hồ Chí Minh)

Tội phạm mạng là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
...

Như vậy, tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm. Tội phạm mạng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.

Các hình thức tội phạm mạng có thể bao gồm việc truy cập trái phép hệ thống máy tính hoặc dữ liệu, lây lan mã độc hại, gian lận trực tuyến, vi phạm bản quyền trực tuyến, tấn công mạng, giao dịch phi pháp, hoặc các hoạt động khác mục đích tội phạm sử dụng internet và các hệ thống liên quan.

006

Tội phạm mạng là gì? Hiện nay có các loại tội phạm mạng nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay có các loại tội phạm mạng nào?

Tại Bộ luật Hình sự 2015 quy định các loại tội phạm mạng như sau:

(1) Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm p khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm;

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(2) Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(3) Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 điểm q khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(4) Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(5) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(6) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(7) Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(8) Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 293 Bộ luật Hình sự 2015

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

(9) Tội cố ý gây nhiễu có hại quy định tại Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015.

- Người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

Các biện pháp nào nhằm bảo vệ an ninh mạng?

Căn cứ Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 quy định các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

- Thẩm định an ninh mạng;

- Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

- Kiểm tra an ninh mạng;

- Giám sát an ninh mạng;

- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng;

- Đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin;

- Đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định;

- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trân trọng!

Tác giả bài viết: Luật Pháp Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây