vNhững hành vi phạm tội đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức nên những hành vi này nếu bị phát hiện thì sẽ bị cả xã hội lên án cho nên bất cứ một chủ thể nào thực hiện hành vi phạm tội, tuỳ vào từng động cơ, mục đích phạm tội của mình thì sau khi thực hiện tội phạm ít nhiều họ cũng sẽ xuất hiện những cảm xúc, tâm lý và nhận thức khác nhau. Những cảm xúc, tâm lý và nhận thức này được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi xử sự của người phạm tội.
Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng: Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội là những diễn biến về cảm xúc bên trong tâm lý của người phạm tội và được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thông qua hành vi của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm.
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội bao gồm ba yếu tố chủ yếu là trạng thái tâm lý, nhận thức và hành vi phạm tội.
Thứ nhất, về trạng thái tâm lí và nhận thức của người phạm tội
Trạng thái tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm thường có xu hướng căng thằng, phức tạp, lo lắng. Sự căng thẳng trong tâm lý của họ có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
Một là, người phạm tội xuất hiện của những cảm xúc căng thẳng, ám ảnh. Từ những cảm xúc này làm xuất hiện sự rối loạn trong suy nghĩ, thường xuyên tưởng tượng đến vụ án. Đa phần sau khi thực hiện tội phạm thì người phạm tội sẽ xuất hiện trạng thái tâm lý này. Chỉ những trường hợp đặc biệt thì người phạm tội mới có tâm lý thoả mãn với tội phạm đã được thực hiện. Điều này là dễ hiểu bởi trong quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội không chỉ hành động thực hiện tội phạm mà còn có thể tri giác được diễn biến và hậu quả của nó. Trong những trường hợp nhất định, những hình ảnh về diễn biến và hậu quả của hành vi phạm tội sẽ thường xuyên xuất hiện lại trong đầu óc của người phạm tội gây nên những ám ảnh, những cảm xúc hết sức nặng nề. Bởi đây, có thể là những hình ảnh hết sức ghê rợn, nó làm cho người phạm tội hồi tưởng lại quá trình gây án, diễn biến quá trình phạm tội của mình. Những hình ảnh này luôn quanh quẩn trong tâm trí, đầu óc, suy nghĩ của người phạm tội. Chính vì vậy, người phạm tội sẽ sợ hãi và xuất hiện những căng thẳng không thể chịu đựng được.
Ví dụ trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người, nhất là đối với những người lần đầu thực hiện hành vi phạm tội, thường sẽ cảm thấy bị ám ảnh đối với những hình ảnh như lúc giằng co với nạn nhân, dùng dao đâm nạn nhân, cảnh nạn nhân trong lúc hấp hối… Trong đầu người phạm tội lúc này luôn nghĩ đến chuyện mình đã từng thực hiện hành vi phạm tội, đây không phải là những kí ức tốt đẹp nên nó sẽ không mang đến cảm giác thoải mái cho người phạm tội. Vì vậy trong nhiều trường hợp, những ý nghĩ, cảm xúc này đã bủa vây tâm trí người phạm tội, khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng và có thể gây ra những bệnh lý về thần kinh.
Hai là, người phạm tội nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội làm họ cảm thấy ăn năn, hối hận. Tâm lý lo sợ, căng thẳng của người phạm tội cũng có thể là do họ cảm thấy ăn năn, hối hận về chuyện mình đã gây ra. Chỉ sau khi thực hiện hành vi, con người mới có thể nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của nó gây ra đối với xã hội và chính bản thân mình. Sau khi nhận thức được điều đó, người phạm tội thường sẽ có tâm lý hối hận, lương tâm dằn vặt, tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi với nạn nhân. Những điều này làm cho trạng thái tâm lý của người phạm tội luôn bị căng thẳng, bức bối, khó chịu. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội tự nguyện không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng thì động cơ để thúc đẩy người phạm tội có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau như: sợ bị pháp luật trừng trị, cảm thông với nỗi đau, mất mát của người khác hoặc do nhút nhát, sợ hãi.
Ví dụ như đối với tội "Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ" sau khi sử dụng rượu bia tham gia giao thông gây ra hậu quả chết người, lúc này họ mới có thể nhận thức được việc mình sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng đến xã hội ra sao và cảm thấy có lỗi với nạn nhân và gia đình của họ, có lỗi với người thân của mình vì khiến họ phải chịu liên lụy.
Ba là, người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, sợ bị phát hiện và trừng trị. Nguyên nhân của trạng thái tâm lý căng thẳng, lo sợ cũng có thể là do người phạm tội sợ bị phát giác, bị trừng phạt, sợ đánh mất địa vị và tiền đồ của mình. Họ luôn sợ rằng sẽ có người phát giác hành vi phạm tội của mình và đưa nó ra ngoài ánh sáng. Trạng thái tâm lý lúc này của người phạm tội đã bị giảm khả năng tự điều chỉnh, không nhanh nhạy, thường hay nghi ngờ đối với tất cả những diễn biến ở môi trường xung quanh hoặc rơi vào trạng thái trầm uất, ủ rũ. Có những trường hợp vì ám ảnh quá với diễn biến và hậu quả của vụ án do mình gây ra mà có xu hướng nhớ tới những điều xúc động để quên đi những chuyện đã xảy ra. Trong tâm trí của người phạm tội lúc này luôn xuất hiện câu hỏi rằng liệu đã có ai biết đến hành vi phạm tội của mình hay chưa, trong lúc thực hiện hành vi phạm tội thì bản thân có để lại sơ hở hay dấu vết gì tại hiện trường vụ án hay không… Bởi vì những suy nghĩ đó diễn ra thường xuyên, liên tục trong tâm trí người phạm tội nên tâm trí họ luôn trong trạng thái lo sợ và căng thẳng tột độ.
Với một số trường hợp, người phạm tội chỉ cần nghe đến tên của nạn nhân, hoặc có người nhắc đến bất kì một điều gì đó có liên quan đến vụ án thì tâm lý của họ sẽ lập tức thay đổi và biểu hiện ra bên ngoài. Có thể là đang vui vẻ nhưng sau khi nghe thấy những điều đó thì bỗng dưng trở nên căng thẳng, ít nói hơn. Bên cạnh đó, người phạm tội lúc này sẽ thường xuyên chú ý tới những câu chuyện, vấn đề có liên quan đến tội phạm, quan tâm nhiều đến hoạt động của cơ quan điều tra và nghe ngóng dư luận xung quanh.
Bốn là, trong tư duy của người phạm tội bắt đầu hoạt động tích cực để tìm cách đối phó với cơ quan điều tra nhằm mục đích che giấu hành vi phạm tội. Khi hành vi của người phạm tội chưa được đưa ra ngoài ánh sáng, người phạm tội sẽ có xu hướng mong muốn rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và sự trừng trị của pháp luật nên người phạm tội sẽ tìm cách đối phó với các cơ quan tiến hành tố tụng và tìm mọi cách để che giấu tội lỗi của mình gây ra. Lúc này, tư duy của họ sẽ phải hoạt động liên tục để hồi nhớ lại cả quá trình chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm xem họ có để lại những sơ suất gì hay không. Trong quá trình này, trí nhớ của người phạm tội sẽ nhớ rõ một vài tình tiết phạm tội hoặc bị quên một số những tình tiết khác. Từ đây, người phạm tội phân tích, đánh giá những sai sót của mình trong quá trình gây án rồi tìm cách che giấu. Họ cũng có thể ngẫm nghĩ về những cách giải quyết tình huống khi bị cán bộ điều tra, điều tra viên hỏi, đồng thời đưa ra những phán đoán, nhận định về hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Chính vì trong suy nghĩ của người phạm tội luôn phải tư duy về những vấn đề như vậy, họ bắt bộ não phải hoạt động thường xuyên, liên tục nên trạng thái tâm lý của họ luôn căng thẳng, diễn biến phức tạp là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Trong trường hợp đặc biệt, trái ngược với trạng thái tâm lý lo sợ, căng thẳng là tâm lý thoả mãn, sung sướng về kết quả mà mình đạt được. Đây thường là những trường hợp người phạm tội trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm hoặc giết người trong trạng thái tinh thần không ổn định, những vụ án này thường rất man rợn, tàn nhẫn, trắng trợn. Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chính là kết quả mà người phạm tội mong muốn, họ luôn nỗ lực để đạt dược điều đó, vậy nên khi kết quả đó xảy ra thì họ sẽ cảm thấy sung sướng, thoả mãn. Nhiều trường hợp, người phạm tội sau khi thoả mãn với kết quả mà mình đạt được sẽ tiếp tục tư duy để lên kế hoạch thực hiện tội phạm mới.
Thứ hai, về hành vi của người phạm tội
Từ những trạng thái tâm lý và nhận thức nhất định của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm, họ sẽ có những hành vi tương ứng với trạng thái tâm lý đó, cụ thể như sau:
Hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, họ dễ bị kích động và không làm chủ được bản thân. Sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của cảm xúc và trí tuệ làm giảm khả năng định hướng, điều khiển và kiểm soát hành vi, thái độ của người phạm tội. Dù cho người phạm tội có tìm mọi cách để che giấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thường nhưng trong từng hành vi, cử chỉ của họ vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện thiếu tự nhiên, lúng túng. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm tăng tính phản ứng, người phạm tội trở nên dễ bị kích động, dễ phản ứng và phản ứng không tương xứng với tình huống. Theo đó, phong cách giao tiếp của người phạm tội cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây, người phạm tội là người thích giao tiếp, cởi mở, dễ gần thì sau khi gây án, biểu hiện của họ sẽ ngược lại, họ có xu hướng thận trọng hơn, khép kín, ít nói và hạn chế giao tiếp đến mức tối thiểu. Hoặc cũng có trường hợp người phạm tội đột nhiên tỏ ra hăng hái, tỏ ra rất tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau ở cơ quan, tập thể nơi họ công tác, sự tích cực này được thể hiện một cách thái quá chỉ mang tính hình thức, không thật và thường ngắt quãng.
Người phạm tội thường tìm đến sử dụng các chất kích thích, ma tuý hoặc tìm cảm giác mạnh ở các trò tiêu khiển để quên đi vụ án. Người phạm tội luôn bị ám ảnh, căng thẳng bởi những hình ảnh về diễn biến quá trình thực hiện hành vi phạm tội, về kết quả thực hiện tội phạm, hình ảnh của nạn nhân và mong muốn có thể gạt bỏ chúng ra khỏi ý nghĩ của mình. Do đó họ sẽ thường có xu hướng tìm đến những trò tiêu khiển, sử dụng các chất kích thích để quên đi những ký ức đó. Ví dụ như đột nhiên thường xuyên nhậu nhẹt, hút thuốc, thậm chí sử dụng các chất ma túy.
Những hậu quả tâm lý đã phân tích ở trên làm hình thành ở người phạm tội những hành vi trái ngược nhau. Một mặt, họ muốn ra đầu thú vì biết rằng hành vi của mình là sai trái và sớm muộn cũng bị phát hiện và trừng trị. Mặt khác, họ lại muốn lẩn tránh vì họ vẫn hy vọng rằng hành vi của mình không bị phát giác. Những mâu thuẫn này làm hình thành nên sự giao động tâm lý ở người phạm tội sau khi họ thực hiện tội phạm. Như vậy, sau khi thực hiện tội phạm, trong tâm lý của người phạm tội sẽ diễn ra những thay đổi về nhiều mặt bao gồm: nhận thức, xúc cảm, ý chí, hành vi... Mức độ biểu hiện của những thay đổi này trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm, tính chất của hành vi phạm tội, tiền án, tiền sự của người phạm tội. Đối với những vụ án có tính chất càng nghiêm trọng, phức tạp thì mức độ biểu hiện của những thay đổi trong tâm lý và hành vi của người phạm tội sẽ càng có diễn biến thường xuyên và liên tục hơn.
Từ những phân tích, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội đối với quá trình giải quyết các vụ án hình sự thông qua việc nghiên cứu, suy đoán về trạng thái tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm, chúng ta có thể dự đoán được hành vi tiếp theo mà người phạm tội sẽ thực hiện. Từ đó, giúp cơ quan điều tra có thể lập kế hoạch, đưa ra phương hướng hoạt động nhằm xác định các phương án điều tra tiếp theo để đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án để có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, điều quan trọng để việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội phát huy hiệu quả tối đa là các Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần phải không ngừng trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ của mình và trau dồi khả năng phân tích, đánh giá.
Những hành vi phạm tội đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức nên những hành vi này nếu bị phát hiện thì sẽ bị cả xã hội lên án cho nên bất cứ một chủ thể nào thực hiện hành vi phạm tội, tuỳ vào từng động cơ, mục đích phạm tội của mình thì sau khi thực hiện tội phạm ít nhiều họ cũng sẽ xuất hiện những cảm xúc, tâm lý và nhận thức khác nhau. Những cảm xúc, tâm lý và nhận thức này được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi xử sự của người phạm tội.
Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng: Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội là những diễn biến về cảm xúc bên trong tâm lý của người phạm tội và được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thông qua hành vi của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm.
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội bao gồm ba yếu tố chủ yếu là trạng thái tâm lý, nhận thức và hành vi phạm tội.
Thứ nhất, về trạng thái tâm lí và nhận thức của người phạm tội
Trạng thái tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm thường có xu hướng căng thằng, phức tạp, lo lắng. Sự căng thẳng trong tâm lý của họ có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
Một là, người phạm tội xuất hiện của những cảm xúc căng thẳng, ám ảnh. Từ những cảm xúc này làm xuất hiện sự rối loạn trong suy nghĩ, thường xuyên tưởng tượng đến vụ án. Đa phần sau khi thực hiện tội phạm thì người phạm tội sẽ xuất hiện trạng thái tâm lý này. Chỉ những trường hợp đặc biệt thì người phạm tội mới có tâm lý thoả mãn với tội phạm đã được thực hiện. Điều này là dễ hiểu bởi trong quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội không chỉ hành động thực hiện tội phạm mà còn có thể tri giác được diễn biến và hậu quả của nó. Trong những trường hợp nhất định, những hình ảnh về diễn biến và hậu quả của hành vi phạm tội sẽ thường xuyên xuất hiện lại trong đầu óc của người phạm tội gây nên những ám ảnh, những cảm xúc hết sức nặng nề. Bởi đây, có thể là những hình ảnh hết sức ghê rợn, nó làm cho người phạm tội hồi tưởng lại quá trình gây án, diễn biến quá trình phạm tội của mình. Những hình ảnh này luôn quanh quẩn trong tâm trí, đầu óc, suy nghĩ của người phạm tội. Chính vì vậy, người phạm tội sẽ sợ hãi và xuất hiện những căng thẳng không thể chịu đựng được.
Ví dụ trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người, nhất là đối với những người lần đầu thực hiện hành vi phạm tội, thường sẽ cảm thấy bị ám ảnh đối với những hình ảnh như lúc giằng co với nạn nhân, dùng dao đâm nạn nhân, cảnh nạn nhân trong lúc hấp hối… Trong đầu người phạm tội lúc này luôn nghĩ đến chuyện mình đã từng thực hiện hành vi phạm tội, đây không phải là những kí ức tốt đẹp nên nó sẽ không mang đến cảm giác thoải mái cho người phạm tội. Vì vậy trong nhiều trường hợp, những ý nghĩ, cảm xúc này đã bủa vây tâm trí người phạm tội, khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng và có thể gây ra những bệnh lý về thần kinh.
Hai là, người phạm tội nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội làm họ cảm thấy ăn năn, hối hận. Tâm lý lo sợ, căng thẳng của người phạm tội cũng có thể là do họ cảm thấy ăn năn, hối hận về chuyện mình đã gây ra. Chỉ sau khi thực hiện hành vi, con người mới có thể nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của nó gây ra đối với xã hội và chính bản thân mình. Sau khi nhận thức được điều đó, người phạm tội thường sẽ có tâm lý hối hận, lương tâm dằn vặt, tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi với nạn nhân. Những điều này làm cho trạng thái tâm lý của người phạm tội luôn bị căng thẳng, bức bối, khó chịu. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội tự nguyện không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng thì động cơ để thúc đẩy người phạm tội có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau như: sợ bị pháp luật trừng trị, cảm thông với nỗi đau, mất mát của người khác hoặc do nhút nhát, sợ hãi.
Ví dụ như đối với tội "Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ" sau khi sử dụng rượu bia tham gia giao thông gây ra hậu quả chết người, lúc này họ mới có thể nhận thức được việc mình sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng đến xã hội ra sao và cảm thấy có lỗi với nạn nhân và gia đình của họ, có lỗi với người thân của mình vì khiến họ phải chịu liên lụy.
Ba là, người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, sợ bị phát hiện và trừng trị. Nguyên nhân của trạng thái tâm lý căng thẳng, lo sợ cũng có thể là do người phạm tội sợ bị phát giác, bị trừng phạt, sợ đánh mất địa vị và tiền đồ của mình. Họ luôn sợ rằng sẽ có người phát giác hành vi phạm tội của mình và đưa nó ra ngoài ánh sáng. Trạng thái tâm lý lúc này của người phạm tội đã bị giảm khả năng tự điều chỉnh, không nhanh nhạy, thường hay nghi ngờ đối với tất cả những diễn biến ở môi trường xung quanh hoặc rơi vào trạng thái trầm uất, ủ rũ. Có những trường hợp vì ám ảnh quá với diễn biến và hậu quả của vụ án do mình gây ra mà có xu hướng nhớ tới những điều xúc động để quên đi những chuyện đã xảy ra. Trong tâm trí của người phạm tội lúc này luôn xuất hiện câu hỏi rằng liệu đã có ai biết đến hành vi phạm tội của mình hay chưa, trong lúc thực hiện hành vi phạm tội thì bản thân có để lại sơ hở hay dấu vết gì tại hiện trường vụ án hay không… Bởi vì những suy nghĩ đó diễn ra thường xuyên, liên tục trong tâm trí người phạm tội nên tâm trí họ luôn trong trạng thái lo sợ và căng thẳng tột độ.
Với một số trường hợp, người phạm tội chỉ cần nghe đến tên của nạn nhân, hoặc có người nhắc đến bất kì một điều gì đó có liên quan đến vụ án thì tâm lý của họ sẽ lập tức thay đổi và biểu hiện ra bên ngoài. Có thể là đang vui vẻ nhưng sau khi nghe thấy những điều đó thì bỗng dưng trở nên căng thẳng, ít nói hơn. Bên cạnh đó, người phạm tội lúc này sẽ thường xuyên chú ý tới những câu chuyện, vấn đề có liên quan đến tội phạm, quan tâm nhiều đến hoạt động của cơ quan điều tra và nghe ngóng dư luận xung quanh.
Bốn là, trong tư duy của người phạm tội bắt đầu hoạt động tích cực để tìm cách đối phó với cơ quan điều tra nhằm mục đích che giấu hành vi phạm tội. Khi hành vi của người phạm tội chưa được đưa ra ngoài ánh sáng, người phạm tội sẽ có xu hướng mong muốn rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và sự trừng trị của pháp luật nên người phạm tội sẽ tìm cách đối phó với các cơ quan tiến hành tố tụng và tìm mọi cách để che giấu tội lỗi của mình gây ra. Lúc này, tư duy của họ sẽ phải hoạt động liên tục để hồi nhớ lại cả quá trình chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm xem họ có để lại những sơ suất gì hay không. Trong quá trình này, trí nhớ của người phạm tội sẽ nhớ rõ một vài tình tiết phạm tội hoặc bị quên một số những tình tiết khác. Từ đây, người phạm tội phân tích, đánh giá những sai sót của mình trong quá trình gây án rồi tìm cách che giấu. Họ cũng có thể ngẫm nghĩ về những cách giải quyết tình huống khi bị cán bộ điều tra, điều tra viên hỏi, đồng thời đưa ra những phán đoán, nhận định về hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Chính vì trong suy nghĩ của người phạm tội luôn phải tư duy về những vấn đề như vậy, họ bắt bộ não phải hoạt động thường xuyên, liên tục nên trạng thái tâm lý của họ luôn căng thẳng, diễn biến phức tạp là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Trong trường hợp đặc biệt, trái ngược với trạng thái tâm lý lo sợ, căng thẳng là tâm lý thoả mãn, sung sướng về kết quả mà mình đạt được. Đây thường là những trường hợp người phạm tội trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm hoặc giết người trong trạng thái tinh thần không ổn định, những vụ án này thường rất man rợn, tàn nhẫn, trắng trợn. Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chính là kết quả mà người phạm tội mong muốn, họ luôn nỗ lực để đạt dược điều đó, vậy nên khi kết quả đó xảy ra thì họ sẽ cảm thấy sung sướng, thoả mãn. Nhiều trường hợp, người phạm tội sau khi thoả mãn với kết quả mà mình đạt được sẽ tiếp tục tư duy để lên kế hoạch thực hiện tội phạm mới.
Thứ hai, về hành vi của người phạm tội
Từ những trạng thái tâm lý và nhận thức nhất định của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm, họ sẽ có những hành vi tương ứng với trạng thái tâm lý đó, cụ thể như sau:
Hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, họ dễ bị kích động và không làm chủ được bản thân. Sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của cảm xúc và trí tuệ làm giảm khả năng định hướng, điều khiển và kiểm soát hành vi, thái độ của người phạm tội. Dù cho người phạm tội có tìm mọi cách để che giấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thường nhưng trong từng hành vi, cử chỉ của họ vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện thiếu tự nhiên, lúng túng. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm tăng tính phản ứng, người phạm tội trở nên dễ bị kích động, dễ phản ứng và phản ứng không tương xứng với tình huống. Theo đó, phong cách giao tiếp của người phạm tội cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây, người phạm tội là người thích giao tiếp, cởi mở, dễ gần thì sau khi gây án, biểu hiện của họ sẽ ngược lại, họ có xu hướng thận trọng hơn, khép kín, ít nói và hạn chế giao tiếp đến mức tối thiểu. Hoặc cũng có trường hợp người phạm tội đột nhiên tỏ ra hăng hái, tỏ ra rất tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau ở cơ quan, tập thể nơi họ công tác, sự tích cực này được thể hiện một cách thái quá chỉ mang tính hình thức, không thật và thường ngắt quãng.
Người phạm tội thường tìm đến sử dụng các chất kích thích, ma tuý hoặc tìm cảm giác mạnh ở các trò tiêu khiển để quên đi vụ án. Người phạm tội luôn bị ám ảnh, căng thẳng bởi những hình ảnh về diễn biến quá trình thực hiện hành vi phạm tội, về kết quả thực hiện tội phạm, hình ảnh của nạn nhân và mong muốn có thể gạt bỏ chúng ra khỏi ý nghĩ của mình. Do đó họ sẽ thường có xu hướng tìm đến những trò tiêu khiển, sử dụng các chất kích thích để quên đi những ký ức đó. Ví dụ như đột nhiên thường xuyên nhậu nhẹt, hút thuốc, thậm chí sử dụng các chất ma túy.
Những hậu quả tâm lý đã phân tích ở trên làm hình thành ở người phạm tội những hành vi trái ngược nhau. Một mặt, họ muốn ra đầu thú vì biết rằng hành vi của mình là sai trái và sớm muộn cũng bị phát hiện và trừng trị. Mặt khác, họ lại muốn lẩn tránh vì họ vẫn hy vọng rằng hành vi của mình không bị phát giác. Những mâu thuẫn này làm hình thành nên sự giao động tâm lý ở người phạm tội sau khi họ thực hiện tội phạm. Như vậy, sau khi thực hiện tội phạm, trong tâm lý của người phạm tội sẽ diễn ra những thay đổi về nhiều mặt bao gồm: nhận thức, xúc cảm, ý chí, hành vi... Mức độ biểu hiện của những thay đổi này trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm, tính chất của hành vi phạm tội, tiền án, tiền sự của người phạm tội. Đối với những vụ án có tính chất càng nghiêm trọng, phức tạp thì mức độ biểu hiện của những thay đổi trong tâm lý và hành vi của người phạm tội sẽ càng có diễn biến thường xuyên và liên tục hơn.
Từ những phân tích, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội đối với quá trình giải quyết các vụ án hình sự thông qua việc nghiên cứu, suy đoán về trạng thái tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm, chúng ta có thể dự đoán được hành vi tiếp theo mà người phạm tội sẽ thực hiện. Từ đó, giúp cơ quan điều tra có thể lập kế hoạch, đưa ra phương hướng hoạt động nhằm xác định các phương án điều tra tiếp theo để đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án để có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, điều quan trọng để việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội phát huy hiệu quả tối đa là các Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần phải không ngừng trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ của mình và trau dồi khả năng phân tích, đánh giá.