Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?

Thứ hai - 19/08/2024 04:10
(Luật Pháp Lý)- Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào? Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?

Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?

Ngày 27/11/2014, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

(theo Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi một số văn bản sau:

[1] Nghị quyết 144/2016/QH13 về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Bộ luật hình sự 100/2015/QH13 sửa đổi vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 do Quốc hội ban hành

[2] Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021

[3] Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025)

Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 8/2024), Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vẫn đang được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
 

todunghinhsuphaply

 

Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào? (Hình từ Internet)

Công tác Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự như sau:

- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.

Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

- Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

- Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Tác giả bài viết: Luật Pháp Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây