Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm?

Chủ nhật - 18/08/2024 22:13
(Luật Pháp Lý)- Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm? Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính là loại tội phạm ít nghiêm trọng có đúng không?

Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính như sau:

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc quy tắc hành chính thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

voylamchetnguoiphaply

Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính là loại tội phạm nghiêm trọng có đúng không?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...

Như vậy, theo quy định thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù, mà tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có hình phạt cao nhất là 12 năm tù.

Cho nên tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thuộc tội phạm rất nghiêm trọng.

Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính có bị coi là có án tích không?

Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định xoá án tích như sau:

Điều 69. Xóa án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính có bị coi là có án tích khi:

- Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm thì không bị coi là có án tích.

- Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm thì vẫn bị coi là có án tích.

Tác giả bài viết: Luật Pháp Lý

Nguồn tin: Theo Thư viện Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây