Hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi? Ủng hộ bằng hiện vật cho đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi ở đâu?

Thứ ba - 10/09/2024 23:04
(Luật Pháp Lý) - Hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi? Ủng hộ bằng hiện vật cho đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi ở đâu?

Hiện nay, tình hình mưa lũ đang diễn ra rất phức tạp tại miền Bắc sau bão Yagi. Bằng tinh thần "Lá lành đùm lá rách", người dân Việt Nam trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, mong muốn chung tay, góp sức hỗ trợ để miền Bắc có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Lợi dụng tình hình trên, không ít cá nhân trục lợi, lừa đảo người dân kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão lũ nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.

Có thể tham khảo hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi như sau:

(1) Liên hệ trực tiếp tại địa phương qua các chương trình vận động quyên góp của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cứu trợ các tỉnh, thành phố báo cáo với cấp ủy phối hợp với chính quyền tổ chức.

(2) Quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi qua STK Kho bạc nhà nước

Tên Tài khoản: Văn phòng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000

Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784

Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước

(3) Qua STK MTTQ Việt Nam

- TÀI KHOẢN VIỆT NAM

Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương

Số Tài khoản: 0011.00.1932418

Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

- TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ

Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương

Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8

Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

SW Code: BFTVVVNX001.

(4) Quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi trực tiếp bằng tiền mặt tại địa chỉ:

Phòng Kế hoạch-Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi – Hà Nội.

(5) Ủng hộ bằng hiện vật cho đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi

Nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ bằng hàng (chưa sử dụng) thì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ các cấp để phân bổ và chuyển trực tiếp các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt.

Bên cạnh đó, ngày 09/9/2024, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội ra lời kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Chi tiết thông tin chuyển khoản tại đây

Thông tin nêu trên hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi.
 

Hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được kêu gọi từ thiện theo Nghị định 93?

Tại Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:

(1) Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố

- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật

- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai

- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

(2) Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

(3) Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

(4) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
 

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý hình sự như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức

- Có tính chất chuyên nghiệp

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

- Tái phạm nguy hiểm

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tác giả bài viết: Luật Pháp Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây