(Luật Pháp Lý) - Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người lao động cần tìm hiểu kỹ về các chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, không nên tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu cơ sở pháp lý. Đồng thời, cần kiểm tra, xác minh về đơn vị môi giới lao động; không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động.
Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) mới có cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Ảnh minh họa.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thủ đoạn của đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động là mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website, cung cấp giấy tờ giả mạo.
Các đối tượng còn tổ chức hội thảo tại các địa phương, hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao, điều kiện lao động tốt. Tiếp đó, chúng yêu cầu người lao động nộp khoản tiền lớn để làm thủ tục và chiếm đoạt số tiền đó.
Cục An toàn thông tin cũng lưu ý người lao động cần tìm hiểu kỹ về các chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, không nên tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu cơ sở pháp lý. Đồng thời, cần kiểm tra, xác minh về đơn vị môi giới lao động; không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động.
Tác giả bài viết: NGUYÊN QUÂN
Nguồn tin: Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn