Phân biệt tội ‘Trốn thuế’ và ‘Vi phạm quy định về kế toán khác’

Thứ sáu - 11/07/2025 04:55

(LSVN) - Theo Luật sư Trương Ngọc Liêu (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú), tội "Trốn thuế" (Điều 200) và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 221) đều là những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Bộ luật Hình sự. Tuy cùng nằm trong một chương và đều liên quan đến hoạt động tài chính, kế toán, nhưng đây là hai tội danh hoàn toàn độc lập, với chủ thể, hành vi và căn cứ định tội khác nhau.

Về chủ thể

Cụ thể, tội "Trốn thuế" thì chủ thể là bất kỳ cá nhân nào, không phân biệt chức vụ, quyền hạn. Tội "Vi phạm quy định về kế toán" thì chỉ áp dụng với người có chức vụ, quyền hạn, tức là những người được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành công vụ hoặc nghiệp vụ kế toán, có thể hưởng lương hoặc không, được bổ nhiệm, bầu cử hay ký hợp đồng lao động.

Về hành vi cấu thành tội phạm

Tội "Trốn thuế" bao gồm 09 nhóm hành vi, tập trung vào các hành động che giấu, gian lận để không thực hiện nghĩa vụ thuế như: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; Không ghi chép các khoản thu vào sổ sách kế toán; Không xuất hóa đơn hoặc ghi sai giá trị giao dịch; Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm làm giảm số thuế phải nộp; Khai sai về hàng hóa xuất nhập khẩu, sử dụng sai mục đích hàng hóa được miễn/không chịu thuế... 

Mục đích chung của các hành vi này là để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, và số tiền thuế bị trốn chính là căn cứ quan trọng để định tội và định khung hình phạt.
 

doi tuong bi cu phat vi pham hanh chinh ve thue gom nhung ai0606200036 14390428
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Tội "Vi phạm quy định về kế toán" có phạm vi hẹp hơn, chỉ gồm 05 nhóm hành vi chính, chủ yếu liên quan đến sai phạm trong quản lý sổ sách, tài liệu kế toán như: Giả mạo, tẩy xóa, khai man tài liệu kế toán; Dụ dỗ hoặc ép buộc người khác cung cấp số liệu sai sự thật; Để ngoài sổ kế toán các tài sản có liên quan; Cố tình hủy, làm hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ; Lập 02 hệ thống sổ sách để giấu tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Điểm khác biệt cốt lõi là yếu tố thiệt hại (ví dụ như thiệt hại về tài sản, hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp hoặc Nhà nước) mới là căn cứ định tội, chứ không phải số tiền thuế bị thất thoát như trong tội "Trốn thuế".

Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự, tội "Trốn thuế" là tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù (khoản 3, Điều 200). Còn tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" lại được xếp vào nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng, với mức hình phạt lên tới 20 năm tù (khoản 3, Điều 221).

Tác giả bài viết: DUY ANH

Nguồn tin: Theo Tạp chí Luận sư Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây