Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?

Thứ bảy - 27/07/2024 01:10
Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?

Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?

Căn cứ Điều 64 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ như sau:

Điều 64. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.

Theo đó, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô không quá 48 giờ trong một tuần theo quy định của pháp luật.

Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?

Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần? (Hình từ Internet)

Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách?

Tại khoản 4 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể như sau:

Điều 46. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh
[...]
4. Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
5. Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.
6. Xe đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng xe, đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.

Như vậy, người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
[...]

Như vậy, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tác giả bài viết: Hiền Anh

Nguồn tin: Theo Luật Pháp Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây