Tòa án có thể cung cấp toàn bộ hình ảnh, ghi âm diễn biến phiên tòa cho báo chí

Thứ ba - 23/07/2024 03:45
(Luật Pháp Lý) - Đại diện Toà án nhân dân Tối cao khẳng định trong trường hợp cần thiết, khi báo chí yêu cầu, tòa án có thể cung cấp toàn bộ hình ảnh và diễn biến phiên tòa để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của báo chí.
Tòa án có thể cung cấp toàn bộ hình ảnh, ghi âm diễn biến phiên tòa cho báo chí

Ngày 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố các Luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7, trong số này có Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2024. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025, gồm 9 Chương, 152 Điều; giảm 2 Chương nhưng tăng 54 Điều so với Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014.

Trả lời câu hỏi liên quan đến tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa, Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh các hoạt động thông tin cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Tương tự, các đối tượng tham gia phiên tòa, phiên họp đều phải nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm quy định của pháp luật cũng như nội quy phiên tòa. Việc này nhằm giúp cho phiên tòa, phiên họp được tiến hành đúng pháp luật, chất lượng, trang nghiêm; đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp…

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng. Đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao khẳng định, nội dung quy định này sẽ không hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí”

Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2024, việc ghi âm lời nói được thực hiện trong toàn bộ thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp. Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Luật cũng quy định Tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. “Trong trường hợp cần thiết, báo chí yêu cầu cung cấp, tòa án hoàn toàn có thể cung cấp toàn bộ hình ảnh và diễn biến phiên tòa để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của báo chí”, ông Tiến nói, đồng thời nhấn mạnh việc này phải tuân thủ đúng nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Một trong những điểm mới đáng chú ý, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2024 bổ sung quy định về việc thành lập các Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt: Hành chính, Sở hữu trí tuệ và Phá sản. Việc này nhằm bảo đảm tính chuyên môn hoá và sự chuyên sâu trong hoạt động xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản; bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử các vụ án hành chính...

Tác giả bài viết: THANH THẢO (t/h)

Nguồn tin: Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây