Liên quan đến vấn đề này, tại Văn bản số 186/VKSTC-V11 ngày 12/01/2024, Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11) VKSND Tối cao đã hướng dẫn như sau:
Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật và nội dung đã tuyên rõ thì mọi cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan buộc phải chấp hành.
Luật TTHC (Điều 311 và 312), Nghị định 71 (Điều 10, 11 và 12) đã quy định rõ thời hạn tự nguyện THAHC và thời hạn thi hành quyết định buộc THAHC.
Vì vậy, nếu quá thời hạn quy định mà người phải THAHC không thực hiện và không chứng minh được do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến chậm THA, không THA hoặc THA không đầy đủ thì đều xác định là vi phạm với lỗi “cố ý”.
Khi kiểm sát THAHC, phát hiện vi phạm của người phải THAHC về việc chậm THA, không THA hoặc THA không đầy đủ thì VKS kịp thời thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm theo quy định tại Điều 315 Luật TTHC và Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014.
Khoản 6, 7 Điều 3, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 6. Chậm thi hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trong thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính. 7. Không chấp hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính khi đã có quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi là quyết định buộc thi hành án hành chính) hoặc có biên bản yêu cầu tổ chức thi hành án của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này. |
Tác giả bài viết: Luật sư HỒNG HÀ
Nguồn tin: Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn