Cụ thể, giấy tờ chứng minh quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ, gồm một trong các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;
- Giấy xác nhận quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ.
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai, gồm một trong các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
- Giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Theo đó, mẫu và cách ghi giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (giấy xác nhận người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con) thực hiện theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự cấp là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trả cho người đề nghị giấy hẹn, trong đó phải nêu rõ thời gian cấp giấy xác nhận người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con và thực hiện việc cấp theo đúng thời gian trong giấy hẹn.
Thẩm quyền cấp giấy xác nhận người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã khám bệnh, chữa bệnh cho người mẹ.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.
Tác giả bài viết: THU HƯƠNG
Nguồn tin: Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam
Những tin cũ hơn