Tại buổi tham gia thương lượng việc bồi thường trách nhiệm Nhà nước thì có bắt buộc mời luật sư tham gia không?

Thứ năm - 15/08/2024 23:41
(Luật Pháp Lý)-Tại buổi tham gia thương lượng việc bồi thường trách nhiệm Nhà nước thì có bắt buộc mời luật sư tham gia không?

Tại buổi tham gia thương lượng việc bồi thường trách nhiệm Nhà nước thì có bắt buộc mời luật sư tham gia không?

Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:

Điều 46. Thương lượng việc bồi thường
[...]
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
[...]

Theo quy định trên, thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường thuộc trường hợp: người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự và các đối tượng khác theo luật định.

Như vậy, tại buổi tham gia thương lượng việc bồi thường trách nhiệm Nhà nước không bắt buộc mời luật sư tham gia.
 

 

Tại buổi tham gia thương lượng việc bồi thường trách nhiệm Nhà nước thì có bắt buộc mời luật sư tham gia không? (Hình từ Internet)

Việc thương lượng được thực hiện theo các bước như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định việc thương lượng được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);

Bước 2: Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;

Bước 3: Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;

Bước 4: Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;

Bước 5: Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);

Bước 6: Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.

Người yêu cầu bồi thường có những quyền gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định người yêu cầu bồi thường có những quyền như sau:

- Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;

- Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;

- Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;

- Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tác giả bài viết: Luật Pháp Lý

Nguồn tin: Theo Thư viện Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây