Có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng?

Thứ hai - 12/08/2024 23:05
(Luật Pháp Lý) Tôi có một thắc mắc: có điều kiện gì để được đền bù giải phóng mặt bằng và có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định hiện nay? Mong được giải đáp!

Đền bù giải phóng mặt bằng là gì?

Hiện nay theo quy định tại Luật Đất đai 2013 hay những văn bản pháp luật có liên quan chưa có định nghĩa cụ thể về giải phóng mặt bằng hay đền bù giải phóng mặt bằng

Trên thực tế, giải phóng mặt bằng là việc thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, công trường và một bộ phận dân cư đến một phần đất cụ thể được chỉ định để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới trên đó.

Qua đó, đền bù giải phóng mặt bằng là một biện pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất bị thu hồi và bị giải phóng mặt bằng

Theo quy định của pháp luật pháp luật đất đai đang có hiệu lực thi hành thì việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (theo Điều 61 Luật Đất đai 2013);

- Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (theo Điều 62 Luật Đất đai 2013);

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (theo Điều 65 Luật Đất đai 2013)

Có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng?

Có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được đền bù giải phóng mặt bằng là gì?

Về điều kiện để cá nhân và hộ gia đình được đền bù giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất chính là điều kiện để cá nhân và hộ gia đình được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất

Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
...

Theo đó, để cá nhân và hộ gia đình được đền bù giải phóng mặt bằng thì cần đáp ứng điều kiện là đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm và thêm 01 trong 02 điều kiện sau:

[1] Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

[2] Có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp

Có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng?

Theo Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
...

Theo Điều 86 Luật Đất đai 2013 quy định về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở như sau:

Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.
...

Qua đó có thể thấy, có 03 hình thức đền bù giải phóng mặt bằng là:

[1] Đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi

[2] Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

[3] Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

Trân trọng!

Tác giả bài viết: Chu Tường Vy

Nguồn tin: Theo Thư viện Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỐI TÁC CỦA LUẬT PHÁP LÝ
ngan háng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây